Kinh nghiệm thăm chùa Địa Ngục khi du lịch Tam Đảo

Hành trình ‘rùng rợn’ khám phá rừng Ma ao Dứa, chùa Địa Ngục Tam Đảo sẽ khiến những kẻ ham phượt phấn khích từ đầu đến cuối.
Với người Hà Nội, Tam Đảo là một địa điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời để nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả.

Cách di chuyển đến Tam Đảo

Lên lịch ăn chơi Tam Đảo trong 24 giờ - Kinh nghiệm du lịch
Lên lịch ăn chơi Tam Đảo trong 24 giờ – Kinh nghiệm du lịch

Không khí mát mẻ, trong lành nơi đây sẽ làm bất cứ cái đầu đầy khói bụi TP nào cũng được thư giãn và tái tạo sức sáng tạo một cách thần kỳ. Chẳng phải tự nhiên mà người ta còn ví Tam Đảo như một Sapa dưới đồng bằng.

Tuy nhiên, dân bụi thì lại khác, họ không tìm chốn bình yên và mong ngóng nghỉ dưỡng ở thị trấn mà háo hức khám phá những điều bí mật ẩn sâu trong Vườn quốc gia Tam Đảo.

Từ Hà Nội, chỉ sau khoảng 2 giờ chạy xe là chạm đến khu vực Tam Đảo. Đi tiếp qua thị trấn, đến trạm kiểm lâm vườn quốc gia rồi gửi xe và du khách sẽ có một chuyến phiêu lưu mini đầy kỳ thú đến chùa Địa Ngục và rừng Ma ao Dứa.

Hành trình di chuyển đến chùa địa ngục Tam Đảo

Khám phá chùa Địa Ngục (Tam Đảo) âm u bậc nhất miền Bắc
Khám phá chùa Địa Ngục (Tam Đảo) âm u bậc nhất miền Bắc

Hãy chuẩn bị đồ đạc gọn nhẹ để đi bộ qua khoảng 12km đường rừng bắt đầu từ trạm kiểm lâm để đến Địa Ngục. Có thể khách tham quan sẽ ngạc nhiên vì hiếm có ngôi chùa nào mà đường đi vào lại khiến người ta cảm thấy lạnh sống lưng đến vậy.

Đường cứ hun hút dài, cứ lãng đãng như sương trước mặt và thiếu nắng làm cái rợn rợn lan trong không khí, trong từng tiếng vang của bước chân người nhịp đều. Không chỉ thế, trên những thân cây lại phấp phới những tờ bùa giấy vàng chữ đỏ càng làm khung cảnh thêm rờn rợn liêu trai.

Cũng chính vì thế nên hiện nay, rất ít người biết tới ngôi chùa này. Có lẽ chỉ có dân bụi, dân phượt mới hứng thú với những khó khăn vất vả khi đi vào chùa mà thôi.

Tuy nhiên, đi qua những con đường mòn nhỏ hẹp, hai bên cây cối um xanh và vắng tiếng người, thừa tiếng của rừng. Mỗi người sẽ tự chiêm nghiệm được nhiều thứ. Hết rừng trúc lại nối tiếp những cây gỗ lớn với tiếng chim, tiếng lá cây lạo xạo, tiếng thú di chuyển cũng cho các bạn cảm giác gần tự nhiên hơn bao giờ hết.

Xem thêm về địa điểm du lịch miền bắc khác: Cao nguyên Mộc Châu

Tìm hiểu chùa Địa Ngục Tam Đảo

Bên trong Chùa Địa Ngục
Bên trong Chùa Địa Ngục

Người ta không biết chùa được xây cất từ năm nào nhưng theo cuốn Kiến Văn Tiểu lục của Lê Quý Đôn mô tả thì chùa là một khối kiến trúc vuông vức, mỗi cạnh dài khoảng một trượng, các tường bao quanh chùa đều bằng đá.

Thường ngày hai cánh cửa ra vào khóa kỹ bằng một khóa sắt lớn và trong khuôn viên có đặt viên đá ghi rõ: Địa Ngục tự (tức chùa Địa Ngục).

Chùa Địa Ngục không phải chỉ có cái tên ghê rợn mà không khí xung quanh cũng kỳ lạ. Có lẽ do được bao bọc bởi rừng cây, đường đến lại khó, ít khách vãng lai nên lặng lẽ và thâm trầm đến vậy.

Nghe nói, chiếc chuông chùa ở đây có khối lượng 2,2 tấn, là một trong những chiếc chuông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Và chuông chùa Địa Ngục chỉ vang lên hai lần mỗi ngày vào 19 giờ và 5 giờ.

Khi đến chùa mới biết những lá bùa là để yểm cho du khách đi đường an toàn, không lạc hồn giữa rừng Ma ao Dứa. Đến chùa sẽ được nghe nhiều chuyện ly kỳ và không kém phần rùng rợn về rừng Ma, ao Dứa. Cái thực thực hư hư càng làm cho khu rừng tại đây có sức hấp dẫn lạ kỳ nhưng cũng làm người ta thấy e ngại và kiêng dè.

Không quá vất vả, không quá mất thời gian cho một cung trekking cuối tuần, Tam Đảo với chùa Địa Ngục, rừng Ma ao Dứa là một lựa chọn hợp lý cho khách du lịch ưa khám phá nhưng ít thời gian.

Viết một bình luận