Những địa điểm du lịch ở Mũi Né

Những địa điểm du lịch ở Mũi Né
Từ TPHCM ra thẳng Mũi Né khoảng 198km và từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng 20 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng TPHCM đi vào Mũi né như sau

Nhà ở Mộng Cầm

Một trong những người tình của Hàn Mạc Tử (một nhà thơ tình nổi tiếng) nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.

Bãi biển Đồi Dương

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-01.jpg

Đây là bãi biển đẹp của Phan Thiết, đường rẻ vào Bãi Đồi Dương là Đường Nguyễn Tất Thành, mới được thành lập từ khi tách tỉnh. Trên đường này nhiều cơ quan đầu não của tỉnh Bình Thuận. Cuối đường Nguyễn Tất Thành, phía trái là sân Golf Phan Thiết.

Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết

 

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-02.jpg

Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ “U.E.PT” (viết tắt của “Usine Des Eaux de Phan Thiet”) được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.

Vạn Thủy Tú

 

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-03.jpg

Tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi). Khi mới xây dựng xong, cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.

Trường Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên)

 

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-04.jpg

Là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn.

Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài)

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-05.jpg

Là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nà, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

Lầu Ông Hoàng

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-06.jpg

Là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp nhất ở Bà Nài phường Phú Hài – Phan Thiết.

Bãi đá Ông Địa

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-07.jpg

Là một địa danh chỉ các mỏm đá nhô ra bờ biển khoảng giữa núi Cố và núi Rạng thuộc phường Hàm Tiến (Bình Thuận) trên đường đi từ Phan Thiết ra Mũi Né. Đây là một bãi biển rất đẹp, nước biển trong xanh với nhiều ghềnh đá nổi trên mặt biển rất hấp dẫn du khách. Bãi đá này do thiên nhiên tạo ra từ bao đời nay, trong đó có một tảng đá có hình thù rất giống ông địa nên người dân trong vùng đặt tên là bãi đá Ông Địa. Sau đó, cho xây am, sơn phết thành tượng Ông Địa để thờ cúng. Hằng ngày, người dân buôn bán đi ngang qua thường dừng chân nghỉ ngơi và thắp nhang cúng vái ông địa phù hộ mua mau bán đắt.

Rặng Dừa Hàm Tiến (Rạng)

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-08.jpg

Từ Bãi Đá Ông Địa đến Suối Tiên là khu vực trồng rất nhiều dừa, gọi là khu vực Bãi Dừa Hàm Tiến, nhìn đường đi rất đẹp nhờ hai hàng dừa bên đường soi bóng. Bờ biển trong đoạn này người ta gọi là Rạng. Đây là nơi tập trung nhiều resort nhất Việt Nam, người ta thường gọi là thiên đường resort, nơi tránh đông lạnh lẽo của những đoàn khách Đông Âu, nơi giảm tress sau bao ngày vất vả làm việc của những gia đình Việt, nơi những người trẻ tuổi thích mạo hiểm với môn thể thao lướt ván trên những ngọn song, nơi tập trung những quán bar bãi biển mà các bạn có thể nhâm nhi cùng bạn bè nghe nhạc nhè nhẹ cùng tiếng sóng vỗ hòa vào nhau trong những đêm trăng

Suối Tiên (Suối Tre)

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-09.jpg

Là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là “Bồng Lai Tiên Cảnh”. Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên gọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng.

Đồi Cát Mũi Né

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-10.jpg
Còn gọi là Đồi Cát Bay, một trong những bãi cát trải dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né, nằm đối diện Suối Tiên. Trò chơi trên cát phổ biến nhất chính là trượt cát bằng ván, du khách dùng một tấm ván carton do chính những em nhỏ người địa phương cho thuê. Khách có thể trượt trên những đồi cát cao xuống bên dưới. Độ dốc của cát càng cao, trượt ván càng thú vị.Nếu đi tham quan từ 5h – 8h hoặc 4h chiều trở đi là thích hợp nhất vì lúc này cát vẫn còn mát. Nếu đi trưa quá, cát sẽ nóng lên do mặt trời.

Hòn Rơm

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-11.jpg

Là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Ngày nay, Hòn Rơm là một “tiểu khu” du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại.

Bàu Trắng

nhung-diem-du-lich-o-mui-ne-12.jpg

Theo truyền thuyết nơi đây là một hồ lớn, sau người dân đắp đập cát chạy vắt ngang hồ để đi qua. Hồ lớn này từ đó bị chia thành 2 phần: tiểu hồ và đại hồ. Do “bàu” trong tiếng địa phương nghĩa là “hồ” nên từ rất lâu, người địa phương đã gọi là tiểu hồ là Bàu. Đặc biệt ở Bàu Trắng này có rất nhiều loài sen rất đẹp.

Viết một bình luận