Top 20 điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch An Giang

Du lich An Giang – Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của miền Tây sông nước với những cảnh đẹp thiên nhiên mê hồn cùng sự đa dạng về văn hóa, An Giang đã khiến bao lữ khách phương xa lưu luyến. Hầu hết du khách tìm về với An Giang đều đến những nơi quen thuộc như chùa Bà Châu Đốc, núi Sam, núi Cấm, lăng Thoại Ngọc Hầu, dãy Thất Sơn hùng vĩ, hay ngọn đồi Tức Dụp nổi tiếng (còn có tên gọi là đồi Hai triệu đô, vì ước tính trong thời gian chiến tranh, số lượng bom đạn mà Mỹ thả xuống đây tương đương số tiền trên). Tuy nhiên, còn có một An Giang rất khác, với những địa danh ít nổi tiếng hơn, mà với những người yêu phượt, thích khám phá những nét văn hóa địa phương, thì đây sẽ là những điểm đến thú vị.

1. Khu di chỉ Óc Eo

Địa danh văn hóa Óc Eo
Địa danh văn hóa Óc Eo

Vị trí: Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Thành cổ Óc Eo là một thương cảng thời trung cổ bị chìm dưới đất, được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng Ba Thê.
Đây là một địa danh được nhiều người trong và ngoài nước biết đến: là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.
Ngoài khu vực được xem là “thành phố Óc Eo” có diện tích 4.500ha, còn có một vài vùng ở miền Tây Nam Bộ như: Đồng Tháp Mười, Châu Đốc, Kiên Giang… mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu, khảo cổ.
Hiện nay, khu di chỉ Óc Eo không những đón được rất nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu, tìm hiểu mà còn hấp dẫn được rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây để xem di vật, vết tích được phát hiện để biết thêm về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang ngày xưa nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

2. Khu di tích lịch sử Tức Dụp

Khu du lịch Đồi Tức Dụp - Điểm du lịch hấp dẫn của An Giang
Khu du lịch Đồi Tức Dụp – Điểm du lịch hấp dẫn của An Giang

Vị trí: Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Tức Dụp – người Việt gọi là Tức Dụp – theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”. Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.

Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp cách biên giới Cam-pu-chia 10km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn. Đến với Tức Dụp, bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá, nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điều hoà.

Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.

3. Châu Đốc

 Châu Đốc du lịch An Giang
Châu Đốc du lịch An Giang

Là một trong hai đô thị lớn của tỉnh An Giang, thị xã Châu Đốc nằm bên ngã ba sông thơ mộng, nhìn sang Cồn Tiên và xóm Châu Giang với thương thuyền tấp nập, bè cá san sát nối đuôi nhau.

Trước mặt thị xã là giao điểm của sông Châu Đốc và sông Hậu, sau lưng là dãy núi Thất Sơn chập chùng, hùng vĩ. Thị xã Châu Đốc là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia. Các công trình di tích được Bộ Văn Hóa xếp hạng gồm có: chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, đình Châu Phú. Năm 2002 là năm thứ hai tổ chức lễ hội vía Bà Chúa Xứ cấp quốc gia đón nhận hàng triệu lượt du khách đến tham quan, hành hương tại khu vực núi Sam. Các thắng cảnh khác thu hút đông đảo du khách tìm đến là xóm người Chăm Châu Giang, kinh Vĩnh Tế, làng Bè hoặc như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ, nhà nghỉ Bác Sĩ Nu, Pháo Đài trên núi Sam. Nơi đây còn có những món ăn đặc sản nổi tiếng với hương vị đặc biệt không nơi nào có được là mắm thái, mắm trèn, mắm lóc, lạp xưởng, đường thốt nốt, khô bò, khô cá tra phồng, bò bảy món, gỏi sầu đâu… mà du khách nào đã đến đây rồi không thể không nếm thử hoặc mua về làm quà cho người thân.

4. Cụm di tích núi Sam

Khám phá khu du lịch núi Sam Châu Đốc - Địa điểm văn hóa tâm linh
Khám phá khu du lịch núi Sam Châu Đốc – Địa điểm văn hóa tâm linh

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền tây nam của Việt Nam, giáp với biên giới Cam-pu-chia.

Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.

Dưới chân núi có Lăng Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại), một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào hai con kênh quan trọng ở du lịch An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu với Hương Thành (Hà Tiên) và ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Ðốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858). Tại đây còn có miếu bà Chúa Xứ, chùa Tây An, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch Vân…

Núi Sam là điểm du lịch nổi tiếng ở các tỉnh miền tây Nam Bộ.

5. Đồi Bạch Vân

Đồi Bạch Vân - Điểm đến du lịch An Giang
Đồi Bạch Vân – Điểm đến du lịch An Giang

Bạch Vân là một ngọn đồi của Núi Sam, cao gần 100m. Như từ xa ta thấy Núi Sam có hình như một con Sam, thì đồi Bạch Vân là cái đầu của con Sam ấy, hướng về phía bắc.

Vào khoảng năm 1942, có một cư sĩ lên cất am tu thân, đặt tên là Bạch Vân am, nên từ đó đồi có tên là Đồi Bạch Vân, nhưng thực ra trước kia đồi còn có tên là núi nhỏ.

Từ chân Núi Sam lên đồi Bạch Vân có hai đường chính. Một du khách đi theo ghềnh đá sau lăng Thoại Ngọc Hầu, đến lưng chừng núi ta rẽ qua cầu Hoà Bình là sang Bạch Vân, hoặc đi vòng phía chân núi theo hướng tây đến khu nghĩa địa có đường nấc thang đi lên đồi Bạch Vân khá dễ dàng.

Đến Bạch Vân ta thấy nhiều tảng đá lớn, cheo leo, chồng lên nhau tạo thành mái che, hang động thiên nhiên đẹp mắt, thú vị. Có nhiều chùa, am cốc… Với độ cao vừa phải, có nhiều mặt phẳng tựa vào các khe đá lồng lộng gió, nên hằng năm, vào mùa xuân, dân ở các vùng lân cận thường lên đây hóng gió, tổ chức ăn uống, vui chơi. Bạch Vân sẽ là điểm thu hút nhiều khách du lịch.

6. Pháo Đài – Điểm đến du lịch An Giang

Tại đỉnh Núi Sam vào khoảng năm 1896, Chánh tham biện Pháp đã cho xây dựng ngôi biệt thự kiên cố làm nơi nghỉ mát, vui chơi. Tầng trên là ngôi tháp cao hình tròn ốc để hóng gió. Từ đó đỉnh Núi Sam có tên là Pháo Đài.

Trong thời kỳ chiến tranh, giặc sử dụng Phái Đài làm căn cứ pháo binh. Năm 1969, anh hùng Hoàn Đạo Cật đánh sập Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa.

Khách muốn lên Pháo Đài có hai con đường chính: Một là phía sau lăng Thoại Ngọc Hầu theo những gộp đá đốc đứng hoặc nấc thang rất dễ đi, dọc hai bên đường có nhiều quán ăn, hàng nước và rất nhiều chùa chiền am cốc… và đặc biệt vào mùa hè, hàng phượng dọc theo hai bên đường trổ bông đỏ rực cả một vùng núi tạo nên phong cảnh hấp dẫn.

Gần tới Pháo Đài có một ngôi chùa Giác Hương với hậu cảnh rộng, thoáng mát sẽ là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh khá thú vị.

7. Thánh đường Mubarak

Người Chăm An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala, nên hầu như các nơi đều có thánh đường. Và một trong những thánh đường nguy nga, đẹp mắt với nghệ thuật kiến trúc mang nét đặc thù của đạo Hồi, được Bộ Văn Hóa xếp hạng đó là thánh đường Mubarak, ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, cách Trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 62km, về hướng Tây theo Quốc lộ 91 đến TX. Châu Đốc rẽ qua bến đò Châu Giang.

Thánh đường Mubarak được xây dựng do sự đóng góp của tín đồ. Qua nhiều lần trùng tu, lần cuối cùng là thánh đường hiện nay, được thiết kế bởi kiến trúc sư Mohamet Amin, người Ấn Độ. Nhìn từ xa, thánh đường giống như các đền thờ cổ của Ba Tư, Ấn Độ, vì thánh đường có cổng chính hình vòng cung, uy nghi trước khoảng sân rộng.

8. Khu du lịch Núi Tô

Là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn”. Núi tô được hợp thành bởi hai ngọn núi là núi Tô cao 614m, chu vi 14.375m và núi Tà Pạ cao 120m, chu vi 10.225m. Cả hai núi này đều thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn.

Không giống với những khu du lịch khác, vì khi đến đây ngoài không khí trong lành, môi trường sạch sẽ ra du khách còn cảm nhận được nét đẹp hoang dã, trù phú của một vùng đất chưa bị con người khai phá. Vào những tháng mưa, khách đến núi Tô sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hai con suối Ô Thum và Ô Soài So như những con rắn khổng lồ uốn lượn theo các khe đá, cùng đắm mình vào dòng nước trong suốt, mát lạnh để thưởng thức tiếng suối reo hoà cùng tiếng chim hót, tạo cho du khách một ấn tượng đẹp về một vùng đất du lịch giàu tiềm năng.

9. Miếu Bà Chúa Xứ

Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên, tại đây có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.

Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền tây nam của Việt Nam, giáp với biên giới Cam-pu-chia.

Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp.

Dưới chân núi có Lăng Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại), một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào hai con kênh quan trọng ở An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu với Hương Thành (Hà Tiên) và ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Ðốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi Thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858). Tại đây còn có miếu bà Chúa Xứ, chùa Tây An, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch Vân…

Núi Sam là điểm du lịch nổi tiếng ở các tỉnh miền tây Nam Bộ.

10. Lăng Thoại Ngọc Hầu

Vị trí: Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu. Ông mất ngày 06/6/1829.

Khung cảnh uy nghiêm của lăng Thoại Ngọc Hầu gợi cho du khách những hoài cảm về người xưa, về công đức của những bậc tiền bối, gây ấn tượng sâu xa, luyến tiếc cho những gì không thể tìm lại được của quá khứ.Phía trước lăng là khoảng sân rộng. Hai bà vợ của ông được chôn cất tại đây. Bà Nhất phẩm Châu Vĩnh Tế chôn phía tay phải, bà Nhị phẩm Trương Thị Miệt chôn phía tay trái, mộ ông nằm chính giữa. Trong Long Đình là bản sao bia “Thoại Sơn”, bia “Vĩnh Tế Sơn”. Trước Long Đình là hai con nai đắp bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng, hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1m, cao 3m. Sau lăng là đền thờ trên nền cao hơn. Sau lưng đền thờ là sườn núi Sam tạo thành thế vững chắc kiên cố, tôn lên nét cổ kính uy nghi. Vào lăng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng hai mét cùng những áng văn chương lộng lẫy, với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế… gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt

Du khách có dịp đến Thất Sơn – An Giang nhớ đến viếng thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, ngắm dòng kênh Vĩnh Tế xanh biếc hiền hòa.

11. Làng nổi trên sông

Đến ngã ba sông Châu Đốc, thị xã Châu Đốc -Tỉnh An Giang. Du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà ở trên sông dài gần 30m, ngang trên 10m, gỗ sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn tuyệt đẹp với đầy đủ tiện nghi như phòng nghỉ của khách sạn loại sang.

Ngôi nhà khang trang trị giá gần một tỉ đồng ấy có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá Ba Sa và một số loại các khác. Thế mà tại đây có hàng trăm bè cá như vậy, hình thành nên những làng nổi trù phú tạo nên một nét đẹp độc đáo về văn hóa, sẽ hấp dẫn du khách đến đây tham quan và nghiên cứu

12. Chùa Tây An – Điểm du lịch tâm linh An Giang

Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam.

Chùa Tây An (Tây An cổ tự) do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.

Chùa được sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vị hoà thượng. Chùa kiến trúc theo kiểu Ấn Ðộ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính điện là ngôi chùa chính giữa cao 18m, thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong tam quan là sân chùa có một cột cờ cao 16m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Ðại thừa, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng riêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

13. Rừng tràm Trà Sư

Vị trí: Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Trà Sư là khu rừng tràm với tổng diện tích 845ha, có nhiều loài chim quý.

Nơi đây, có những cây tràm trên 10 tuổi đã cao 5 – 8m, tán rừng xanh thẳm là nơi sinh sống nhiều loài chim nước, cá. Ðặc biệt, có 12ha tràm bảo vệ nghiêm ngặtcho nhiều loài chim, cò với số lượng hàng trăm nghìn con cư ngụ. Mặt nước trong rừng Trà Sư còn là nơi thích hợp cho nhiều loài cá sinh sôi.Hiện nay, Du lịch An Giang đang khai thác điểm tham quan du lịch sinh thái hấp dẫn này. Rừng tràm Trà Sư là một mô hình khá thích hợp với những vùng đất phèn trồng tràm, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghiên cứu bảo tồn môi trường sinh thái trong lành.

14. Cù Lao Giêng

Vị trí: Cù Lao Giêng thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Cù Lao Giêng (hay Diên, Riêng, Den, Ven) mà người Khmer gọi “Koh-Teng” có một bề dày lịch sử rất tự hào, nơi đã ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A.

Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cá lội tung tăng cùng vô vàn chủng loại cây trái đặc sản của miền phù sa nước ngọt, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia. Hiện nay, bên trong còn thờ những bài vị của các anh hùng liệt sĩ cách mạng dưới hình thức tôn giáo để che mắt giặc trong thời chiến tranh.

Cù Lao Giêng còn là quê hương của người nữ anh hùng liệt sĩ Huỳnh Thị Hưởng – một “Võ Thị Sáu” kiên cường của An Giang. Trên đất này còn có di tích nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) được xây cất từ năm 1877, lớn nhất ở Việt Nam và có trước nhà thờ Ðức Bà ở Sài Gòn chừng vài tháng.

Tương truyền nơi đây xưa kia là một trong những nơi đóng binh của nhà Nguyễn. Ðặc biệt trong khu này có danh lam Thành Hoa Tự, một ngôi chùa với lối kiến trúc sinh động, trên tường được chạm nổi những hoa văn mang nhiều hình ảnh đặc trưng mô phỏng cảnh yên bình thoát tục được khắc hoạ bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân vùng Chợ Thủ. Thành Hoa Tự còn gọi là “chùa Ðạo Nằm”, được xây dựng vào năm 1953 do sư tổ hoà thượng pháp danh Tịnh Nghiêm, quê ở làng Hoà An (Tx. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) về đây trụ trì. Ðến năm 1954 thì Ông viên tịch, hưởng thọ 51 tuổi. Hiện nay, trong Bảo Tháp cạnh chùa có đặt thi hài Ông. Là một tu sĩ phật giáo không sáng tác kinh kệ riêng, cũng không đưa ra một phương thức tu tập mới, nhưng hành trang và cuộc đời của ông hầu như đã gắn với nhiều huyền thoại khá ly kỳ từ cung cách sinh hoạt đến dáng đi, giọng nói đều biểu hiện một cốt cách phi phàm!. Và đặc biệt hơn là… nằm!.

Có lẽ ông là người chiếm kỷ lục về thời gian nằm ở nước ta. Trong suốt 9 năm khổ luyện ông đã nằm quay mặt vào vách theo tư thế của Ðức Phật Thích Ca được gọi là “cửu niên diện bích”. Có phải chăng, đây là điều “kỳ lạ” để cho mọi người từ các nơi đổ về hành hương chiêm bái!. Vào ngày giỗ (từ 15 đến 16 tháng 2 âm lịch và các ngày rằm lớn trong năm) có lúc lên tới 10 ngàn lượt người.

Cù Lao Giêng đã từng là cứ địa của Xứ Uỷ Nam Kỳ, nơi phát đi những tín hiệu và mệnh lệnh đấu tranh giành quyền sống cho nhân dân ngay từ thời thuộc Pháp. Và cũng chính nơi đây đã sản sinh ra không ít những người con anh hùng trung dũng của quê hương An Giang. Phải chăng từ những di tích và di sản truyền thống quí báu tự ngàn xưa còn để lại cùng những cảnh quan nên thơ hữu tình ấy đã vẫy gọi khách du lịch hành hương từ mọi miền đổ về đây tham quan, thưởng ngoạn.

15. Nhà bảo tàng tỉnh An Giang

Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An
Ấn tượng bảo tàng tỉnh Long An

Vị trí: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang toạ lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Nhà bảo tàng tỉnh An Giang là nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.

Tại đây với khoảng sân rộng được trồng nhiều loại hoa kiểng và đặc biệt với hương thơm thoang thoảng của loài hoa sứ, sẽ tạo cho quý khách một sự sảng khoái dễ chịu.

Khi đến đây, du khách sẽ được giới thiệu các phòng trưng bày theo từng chủ đề:
Phòng 1, trưng bày gần 200 hình ảnh và hiện vật về thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người chiến sĩ kiên cường đấu tranh quên mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp.

Phòng 2, trưng bày những di vật, khảo cổ như: mộ táng, tượng, công cụ lao động, sản xuất… của nền văn hoá Óc Eo từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, được khai quật tại khu di tích Ba Thê – Óc Eo. Tại phòng này, trưng bày khoảng 300 hình ảnh và hiện vật cùng với tài liệu, từ đó quý khách có thể hình dung ra một trung tâm văn hoá lớn của một đô thị hoành tráng cổ xưa.

Phòng 3: khi du khách tới đây, sẽ được ôn lại các giai đoạn lịch sử cách mạng của người dân An Giang anh dũng, kiên cường.

Phòng 4, trưng bày với chủ đề “Thành tựu xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của tỉnh An Giang”.

16. Núi Cấm

Vị trí: Núi Cấm nằm trong cụm Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam; chùa Vạn Linh với ngôi tháp bề thế, linh thiêng.

Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí. Trên núi có chùa Phật Lớn, miếu Sơn Thần, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam,… là điểm du lịch rất hấp dẫn.

Đặc sản vùng này có nhiều nhưng nổi bật hơn cả là đường Thốt Nốt và xoài Thanh Ca. Theo sách của các nhà phong thuỷ, cụm Thất Sơn chạy dọc theo sườn Tây An Giang, giữa miền đồng bằng màu mỡ, chính là nơi khí âm dương hội tụ mà núi Cấm là một Long huyệt. Núi Cấm có rất nhiều loại hoa quả, chim muông cộng với rừng cây, thác nước, hang động thật kỳ thú và hấp dẫn.

Ngay tại chân núi có một ngôi miếu thờ Sơn Thần mà ai qua đó cũng dừng lại thắp nhang. Hai bên đường lên núi là rừng cây rậm rạp. Vượt qua đoạn đường lên núi vất vả, đổi lại du khách được thấy một khung cảnh đẹp như tranh: dòng thác đổ từ trên cao xuống các tảng đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước bắn tung tóe, tiếng thác đổ vang vọng trong gió núi, lúc xa lúc gần; những khối thạch nhũ lâu năm ở động Thuỷ Liêm tạo thành những hình thù làm cho người xem tha hồ tưởng tượng, những đám mây bay ngang che khuất ánh mặt trời tạo cảm giác những hình thù vừa thấy như biến mất… Tiếp tục cuộc hành trình du khách tới chùa Phật Lớn. Ngôi chùa nằm trong không gian tĩnh mịch, chìm đắm bên những gốc bồ đề cổ thụ nhuốm màu thời gian hơn một thế kỷ.

Gần đó là bức tượng Phật Di Lặc, trắng toát cao gần 34 mét, tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Cách đó khoảng 100 mét là chùa Vạn Linh với ngôi bảo tháp bề thế. Du khách có dịp trèo lên đỉnh tháp chùa Vạn Linh đắm mình với phong cảnh Núi Cấm.

Không có cái dáng dấp hùng vĩ và trùng điệp như những dãy núi ở Trường Sơn – Tây Nguyên, nhưng ngoài vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí, Núi Cấm ở An Giang còn là một báu vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất phía tây nam của Việt Nam

17.  Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang

Vị trí: Làng dệt thổ cẩm Châu Giang ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Làng Châu Giang nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm.

Thổ cẩm Châu Giang không những mang nét đẹp truyền thống của thổ cẩm mà còn mang nét đặc sắc của văn hoá Chăm với các đường nét lạ độc đáo với nhiều loại sản phẩm thổ cẩm đa dạng như: xàrông, khăn choàng, nón, áo khoác…

Thổ cẩm Châu Giang là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước.

18. Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

AN GIANG – Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
AN GIANG – Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Vị trí: Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng thuộc xã Mỹ Hoà Hưng, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang, trêncù lao Ông Hổ.

Đặc điểm: Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ cổ là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu.

Từ Tp Long Xuyên, bằng nhiều phương tiện đường thuỷ, du khách có thể đến cù lao Ông Hổ, thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà cổ.

Khu tưởng niệm xây dựng 5/1997, hoàn thành 8/1998 nhân ngày sinh thứ 110 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trên khuôn viên 1.600m², cạnh ngôi nhà cổ của gia đình Bác. Đền thờ kiến trúc cổ lầu tam cấp, các chi tiết bằng gỗ đều là gỗ quý. Vị trí trang trọng có tượng bán thân Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phía trên bao lam là rồng cuốn thư mang dòng chữ vàng “Chủ tịch Tôn Đức Thắng”, hai bên bao lam chạm hình cây trúc, phía dưới là cá chép đỡ bao lam. Xung quanh đền trang trí biểu tượng ngũ phúc (phúc, lộc, thọ, khang, ninh).

Ngôi nhà cổ là nơi Chủ tịch đã sống thời thơ ấu, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng năm 1887, kiến trúc hình chữ “Quốc”, khung cột sàn nhà bằng gỗ, mái lợp ngói ống, ngang 12m, dài 13m. Phía sau ngôi nhà này có 4 ngôi mộ của thân phụ, thân mẫu và vợ chồng người em trai của Bác Tôn. Ngôi nhà này được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích tháng 12/1989.

Đối diện với đền thờ là nhà lưu niệm, trưng bày hiện vật, tư liệu hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn. Bước qua cửa có hai câu đối: “Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh sứ sở/ Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Bắc hải, Tôn Đức Thắng dạng tiếng non sông”.

19. Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự)

Vị trí: Chùa Giồng Thành thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cách trung tâm tỉnh khoảng 75km về hướng Châu Đốc, cách huyện lỵ Tân Châu 3km.

Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.

Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng (Phú Tân – An Giang).

Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á – Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm 3 gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng. Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn.

Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tại đây vào những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 20, tổ chức Kèo Vàng, Kèo Xanh của Phan Xích Long đã nhóm họp để thu hút người yêu nước chống thực dân Pháp, mở đầu cho hàng loạt hoạt động yêu nước sau này mà đỉnh cao là việc nuôi dưỡng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước chân chính cho đồng bào (1928 – 1929). Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. Đặc biệt nơi đây từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trong những năm tháng kháng chiến đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụỵ nhào như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt….

Trước kia, hàng năm vào các ngày rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười (âm lịch), khách thập phương đến viếng và lễ chùa rất đông. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước đến nay, ngày 19/5 hàng năm được xem như ngày hội của nhà chùa với nhiều hoạt động mang tính chất văn hóa truyền thống đặc sắc để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

20. Chùa Xà Tón (Xvay-ton)

Vị trí: Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Đặc điểm: Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái tiểu thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.

Đối với đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ những phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền; nơi thanh niên và bà con dân tộc Khmer đến tu học để trở thành người có tri thức, đức hạnh và chăm chỉ lao động.

Các vị cao niên người Khmer và các vị sư sãi ở đây cho biết, chùa Xà Tón đã được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất. Ngày xưa vùng Tri Tôn còn hoang vu, rậm rạp, dân cư rất thưa thớt. Trên những ngọn cây to cao nhiều cành, nhiều lá có từng đàn khỉ (Xvay) đu vào nhau, nối đuôi nhau mà chuyền đi (ton). Bà con Khmer dựng chùa thờ Phật ở đây và đặt tên chùa là Xvay-ton (biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc).

Năm 1896 và 1933, chùa Xà Tón được xây dựng lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ câm-xe, nền chùa đắp cao 1,8m được xây bằng đá xanh. Giống như các chùa Khmer khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chùa Xà Tón cũng theo cùng một quy cách bố cục và kiến trúc thống nhất. Chính điện chùa Xà Tón nằm ở trung tâm khu đất của chùa, được xây theo hướng đông tây có nóc nhọn và hai mái cong gợi hình ảnh nằm dài uốn cong của rắn thần Naga, tượng trưng cho sự bất diệt, dũng mãnh. Mái chính điện được dựng cao dần theo tam cấp, lợp ngói đỏ, xanh, vàng, trông rực rỡ dưới nắng. Chung quanh ngôi chính điện là các dãy tháp, kiểu thức thanh nhã tinh tế, vút dần lên cao, với các tượng nhỏ chung quanh và trên đỉnh là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá (thần sáng tạo). Trong các tháp này là hài cốt đã hỏa táng của các nhà tu hành ở chùa. Phía trước chùa có hồ lớn trồng hoa sen, hoa súng; bên trái chùa là hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ cành là là rủ bóng xuống hàng tháp. Trong ngôi chính điện có tượng Phật lớn ngồi trên bệ cao. (Chỉ có một tượng Phật cao gần mái đặt ở chính điện). Trên các bức tường chung quanh có nhiều hình vẽ kể lại cuộc đời của Phật và các môn đồ, nhưng nay đã phai màu. Đằng trước tượng Phật còn có nhiều tượng nhỏ bằng bạc, bằng gỗ khá đặc sắc. Chính điện là nơi hành lễ, thuyết pháp, còn nơi học, nơi ở của các vị sư là những dãy nhà khác, có phần nhỏ hơn nhưng cũng có hai mái cong gập lại, có nóc nhọn và có hình tượng thần rắn Naga.

Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay là lễ năm mới vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia là lễ nhớ ơn Phật, lễ Phật sinh vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa là lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa (từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch); lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôlta là lễ thanh minh cúng ông bà, lễ tỏ lòng biết ơn tổ tiên; lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui.

Những ngôi chùa Khmer như ngôi chùa Xà Tón với hình tượng rắn thần Naga – biểu tượng cho sự Bất diệt, với các ngôi tháp có tượng thần Bayon bốn mặt – thần sáng tạo là những nét độc đáo, cổ kính của các làng Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.

Viết một bình luận